Phương pháp "Parentese" là gì, vì sao nên áp dụng trong dạy trẻ nói.

Khi trò chuyện với một em bé, bạn có thể sẽ sử dụng giọng nói với âm điệu cao hơn, nói điệu đà thiếu hoặc sai nguyên âm hay nói với một giai điệu du dương .... Bạn có thể sẽ nhìn mặt trực tiếp với em bé và sử dụng các biểu cảm khuôn mặt. Cách nói này, được gọi là "Parentese - Tiếng mẹ đẻ", xuất phát một cách tự nhiên. Hình như trong tiếng Việt gọi là "nựng em bé".

Mặc dù vậy, tôi cũng đã từng nghe thấy những lo ngại liên quan đến vấn đề trò chuyện của trẻ nhỏ, như thể là: Nó có quá ngớ ngẩn hay dở hơi không? Liệu có tốt hơn không nếu ta nói chuyện với trẻ em như thể chúng là người lớn?. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng "Parentese - Tiếng mẹ đẻ" có giá trị tích cực đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Nó giúp trẻ sơ sinh học ngôn ngữ. Vẽ ra các nguyên âm và các cao độ khác nhau giúp trẻ em biết được vị trí của một từ kết thúc và từ khác bắt đầu. Bố mẹ cũng đang nhấn mạnh, cho trẻ những mô hình rõ ràng về âm thanh tạo thành từ. Nói chuyện trực diện với em bé và giao tiếp bằng mắt sẽ dạy cho em các kỹ năng tương tác xã hội. Về cơ bản, "Parentese - Tiếng mẹ đẻ" làm nổi bật nhiều phần quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ.

Nó khuyến khích sự vận động của não bộ. Một nghiên cứu của Patricia Kuhl tại Đại học Washington cho thấy rằng khi mọi người sử dụng "Parentese - Tiếng mẹ đẻ", các trung tâm ngôn ngữ quan trọng sẽ được kích hoạt trong não của trẻ sơ sinh. Hình ảnh quét não không xâm lấn cho thấy rằng không chỉ các khu vực thính giác (hoặc nghe) của não em bé sáng lên mà các khu vực lập kế hoạch vận động (hoặc lập kế hoạch chuyển động) cũng sáng lên! Điều này cho thấy rằng trẻ sơ sinh thực sự đang luyện tập các chuyển động để tạo ra lời nói ngay từ 7 tháng, rất lâu trước khi chúng bắt đầu nói.

Trẻ sơ sinh thích nó. Nói theo cách này giúp thu hút sự chú ý của trẻ. Hãy nghĩ về điều đó: bạn đã bao giờ cố gắng nói chuyện với một đứa trẻ như thể chúng là một người lớn, duy trì một khoảng cách thích hợp và nói với cao độ và nguyên âm hoàn toàn không phóng đại chưa? Trong hầu hết các trường hợp, em bé sẽ không quá thích thú.

Tốt nhưng không nên lạm dụng. Mặc dù phương pháp "Parentese - Tiếng mẹ đẻ" rất tuyệt, nhưng chúng tôi không muốn khuyến khích các bố mẹ nói theo cách sai lệch quá nhiều. Không nhất thiết luôn luôn cứ phải nói với một đứa trẻ bằng các câu từ hay phát âm sai. Ví dụ, Nói một câu chuẩn mực với trẻ như "Nhìn con chó này đẹp quá!" sẽ có lợi hơn là câu nói sai "Con chó xưn tóa" Cũng cần lưu ý, bạn không nên sử dụng nhưng câu nói đơn giản quá mức. Một ví dụ về điều này là nói "Búp bê muốn sữa?" khi chơi với con bạn và con búp bê của chúng. Thay vào đó, hãy viết câu chính xác về mặt ngữ pháp: "Con chó có muốn ăn sữa không?" Mặc dù nó có vẻ phức tạp hơn, nhưng điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu các mô hình sử dụng ngôn ngữ hơn.

Phương pháp nói này quan trọng đối với tất cả trẻ em, nhưng có thể đặc biệt quan trọng nếu con bạn có hoặc có nguy cơ bị chậm phát triển ngôn ngữ hoặc rối loạn phát triển. Vì vậy, hãy nắm lấy truyền thống dạy con của cha mẹ! Hãy nựng con, mặc dù đôi khi nó có thể cảm thấy ngớ ngẩn, nhưng đó thực sự là cách hợp lý nhất để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ trong não của những đứa trẻ nhỏ.

Tóm lại sau một bài viết có vẻ khó hiểu: Hãy nựng con với những âm điệu, cảm xúc ảnh hưởng tới giọng nói, nhịp điệu câu nói ... nhưng không nên nói sai cấu trúc câu và ngữ pháp.

- Phạm Trung Tiến biên dịch -